Hẳn là một tín đồ thời trang không thể nào không sở hữu ít nhất một đôi giày sneaker kệ giày, phải không nào? Vừa phong cách, lại vừa tiện lợi nên đây là một món đồ thời trang bất cứ bạn trẻ nào cũng sẽ quan tâm đến, vì chúng có thể được sử dụng vào nhiều lúc khác nhau. Nhưng ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới và thời tiết nắng mưa thất thường, những đôi giày sneaker yêu thích của chúng ta thường rất dễ dính bẩn và bụi bặm. Vì vậy, hãy theo dõi những tips nhỏ sau :
1. Biết rõ về chất liệu trước khi vệ sinh giày sneaker
Điều đầu tiên, bạn phải tìm hiểu trước khi muốn vệ sinh giày sneaker của mình là phải hiểu rõ về các chất liệu chúng, vì tùy mỗi chất liệu khác nhau sẽ có những cách vệ sinh và chăm sóc riêng biệt.
Canvas – Chất vải rất bền nhưng rất dễ bị dính bẩn, tuy vậy nhưng đây là chất liệu khá dễ để làm sạch.
Da – Thoải mái và phong cách, nhưng quá trình làm sạch khá phức tạp.
Vải lưới – Cũng là một loại vải dễ dính bẩn nhưng không khó để làm sạch.
Cao su – Một chất liệu khá bền và rất dễ để làm sạch nhưng tùy vào chất bẩn đôi khi lại khó để làm sạch nhất (ví dụ như màu sơn).
Da lộn – Đây là chất liệu khá mỏng manh và “khó chiều” khi đã bị bẩn, cần được chăm sóc kỹ lưỡng hoặc chuẩn bị sẵn lớp chống dính bẩn.
Khi bạn đã biết rõ về từng chất liệu rồi thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm làm sạch thích hợp nhất cho đôi sneaker của mình.
2. Những bước quan trọng khi vệ sinh giày sneaker
Bước 1: Tháo dây giày
Dây giày là một trong những chướng ngại vật khi bạn muốn gột bỏ nhưng bụi bẩn khỏi đôi giày sneaker của mình. Khi dây giày được tháo ra, bạn có thể làm sạch được phía trong và những nơi khó thấy.
Bước 2: Gột bỏ những hạt cát và bụi
Bạn nên chú ý đến việc làm sạch sơ ban đầu bằng cách lau đi những bụi bặm bám ở xung quanh giày và đập gót 2 chiếc giày vào nhau để những hạt cát và đất kẹt ở phía trong có thể rơi ra. Sau đó lấy một cái cây cọ mềm và chải khô từng chiếc giày sneaker. Cách này sẽ ngăn chặn việc bụi bặm và những hạt đất cát ngấm sâu vào đôi giày của bạn đó!
Các sản phẩm (dung dịch) làm sạch dành cho giày sneaker thường có ở dạng xà phòng hoặc nước. Bạn nên sử dụng những bàn chải cứng cho những đôi sneaker da, vải canvas và bàn chải mềm hơn cho da lộn và vải lưới. Pha dung dịch với nước, rồi thoa lên giày. Sau đó dùng bản chải chà lên bề mặt giày theo chiều xoay tròn, lập lại nhiều lần tại những vị trí nhiều vết bẩn hoặc vết bẩn quá cứng đầu.
Bước 4: Phơi khô
Nhiều người đã mắc phải sai lầm khi giặt và sấy đôi giày sneaker của mình trong máy giặt/sấy. Điều này chả khác nào một án tử dành cho đôi sneaker yêu dấu vì nhiệt độ cao và tác động mạnh của lực xoáy sẽ làm “nát” chất liệu lẫn form dáng của đôi giày. Cũng không được phơi ngoài nắng, sẽ làm phai màu giày và nứt form.
Hãy phơi đôi giày của bạn khô một cách tự nhiên, để trong bóng râm và có sự trợ giúp của quạt máy, hoặc lau khô bằng khăn mềm.
Bước 5: Cất giữ cẩn thận
Nếu tủ đồ của bạn còn chỗ, hãy cất những đôi giày sneaker trong hộp giày của chính chúng và cất giữ cẩn thận tại môi trường khô ráo và ít ánh nắng mặt trời để tránh việc gây mốc và bạc giày.
Việc đi giày không đi tất thực sự làm tổn hại đến đôi giày sneaker của bạn. Khi bạn đi chân trần sẽ hại đến chất liệu giày và sẽ khiến cho màu giày ở phía trong bạc và mất màu nhanh hơn. Vậy nên nếu muốn chơi theo phong cách sockless cùng sneaker, hãy chọn cho mình kiểu tất thấp cổ!
Việc phủ giày bằng một lớp dung dịch nano chống thấm sẽ bảo vệ đôi giày triệt để trước tình trạng mưa gió và những vết bụi bẩn. Đặc biệt với những ai yêu những đôi giày da lộn thì bắt buộc phải tậu cho mình những lọ dung lịch này.
Thật sự những bước chăm sóc và vệ sinh giày sneaker đã đề cập ở trên cũng không có gì quá khó, phải không nào? HS khuyến khích tín đồ đam mê sneaker hãy đầu tư công sức và tiền bạc để chăm sóc những đôi giày cưng của mình để mang lại cho phong cách thời trang bản thân sự thẩm mỹ cũng như có thể gắn bó với chúng được lâu dài!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét